Kiểm tra lốp xe ô tô thường xuyên để thấy những thay đổi khác thường của lốp như: mòn, biến dạng, nứt và phồng… giúp người sử dụng xe có thể sửa chữa, thay thế lốp xe kịp thời.
Kiểm tra áp suất lốp ít nhất mỗi tháng một lần. Lốp xe mất đi 1psi khí mỗi tháng, nếu xe hoạt động trong điều kiện bình thường. Chỉ kiểm tra áp suất và quan sát sự thay đổi của lốp cũng chưa đủ, bạn còn cần kiểm tra hoa lốp để xem có gì bất thường hay không.
Bạn cần kiểm tra sự thay đổi khác thường của lốp xe ô tô để có thể sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển của bạn và những người ngồi trên xe.
Đây là dấu hiệu cho thấy lốp quá căng, nên chỉ có phần chính giữa lốp tiếp xúc với mặt đường. Nếu như vậy, độ bám đường của xe sẽ bị ảnh hưởng.
Để biết áp suất đúng dành cho lốp, bạn hãy tìm thông tin trên giấy dán ở cửa xe, hoặc trong cuốn hướng dẫn sử dụng xe. Hãy kiểm tra áp suất khi lốp mát và trước lúc khởi hành. Một số người cho rằng nên bơm lốp căng hơn yêu cầu một chút để xe chạy bon hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, đây là việc làm “lợi bất cập hại”. Bạn có thể tiết kiệm nhiên liệu, nhưng sẽ tốn kém hơn do lốp mau hỏng. Đọc thêm: Những lưu ý khi kiểm tra áp suất lốp xe ô tô bạn cần biết
Nếu như lốp chỉ bị mòn hai bên mép, còn ở giữa vẫn bình thường, thì đó là dấu hiệu của việc lốp non hơi. Lốp quá mềm sẽ phải cong gập nhiều hơn khi xe chạy, và hơi nóng tích tụ có thể gây nổ lốp. Thêm vào đó, lốp non hơi sẽ không thể hấp thụ xung lực và lâu ngày có thể làm hỏng hệ thống treo.
Để tránh hiện tượng lốp non hơi, đơn giản là hãy kiểm tra áp suất lốp hàng tuần nếu xe đi nhiều và hàng tháng nếu đi ít. Đừng chỉ dựa vào hệ thống cảnh báo áp suất lốp trên xe, vì về cơ bản, hệ thống chỉ phát tín hiệu cảnh báo khi áp suất lốp giảm 25% so với yêu cầu. Như vậy tức là một lốp xe có áp suất tiêu chuẩn 28 psi thì khi ở mức 21 psi, đèn cảnh báo áp suất mới nháy sáng, trong khi mức 22 psi có thể cũng đã đủ thấp để hại lốp.
Nếu áp suất lốp thường xuyên ở quanh mức tiêu chuẩn mà lốp vẫn bị mòn hai bên mép thì bạn cần đem xe vào xưởng để kiểm tra hệ thống lái, hoặc “kiểm điểm” xem mình lái xe có quá hung hăng, nóng tính không.
Đây là dấu hiệu cho thấy xe từng phanh gấp, lốp xe mài trên mặt đường, với một điểm tiếp xúc. Xe không có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) thì bánh xe dễ bị khoá cứng khi phanh gấp hơn, dẫn tới hiện tượng mòn phẳng một điểm trên mặt lốp.
Còn một khả năng nữa là xe đậu phủ bụi quá lâu ở một chỗ, trọng lượng xe đè một khoảng lốp xuống mặt đất. Không giống như do phanh gấp, kiểu mòn do xe đậu lâu ngày không có các vết trầy xước khác trên mặt lốp nhưng lốp xe bị méo. Lốp có bố toả tròn cũng có thể bị hiện tượng này, nhưng lốp sợi chéo (bias-ply) dễ bị hơn, đặc biệt là nếu xe đậu quá lâu ở nơi có chất lỏng gây ăn mòn, như xăng hoặc chất chống đông.
Kiểu mòn này nếu nặng và nằm ở bánh lái thì có thể gây mất thằng bằng cho xe. Trong trường hợp này, nên thay lốp hoặc đem đến tiệm để “mài” bớt hoa lốp cho mòn đều nếu đốm mòn không quá sâu. Tham khảo thêm: Dịch vụ thay vá lốp ô tô lưu động tại Nghệ An
Hiện tượng này thường là do xe hay gặp ổ gà, hay chạy đường quá xấu, lởm chởm. Việc bơm quá non hay quá căng khiến lốp dễ bị hiện tượng này hơn.
Các vết nứt lớn trên thành lốp, chạy dọc theo vân lốp xuất hiện khi xe thường xuyên chạy đường xấu hoặc do lốp quá non hơi. Nhiều vết nứt nhỏ trên thành lốp có thể do thiên nhiên và “tuổi tác” in dấu.
Đốm phồng thường có thể xuất hiện trên thành lốp vài tuần hoặc vài tháng sau khi có va chạm hoặc tác động làm hỏng bên trong lốp.
Với cả hai hiện tượng này, bạn không có cách nào khác là thay lốp mới. Tìm hiểu thêm: đại lý lốp ô tô tại Nghệ An uy tín chất lượng
Hiện tượng này thường gặp ở lốp sau của xe dẫn động cầu trước với độ chụm bánh xe chưa chuẩn. Việc xe không được thường xuyên đảo lốp cũng có thể gây hiện tượng lõm chéo trên mặt lốp. Khả năng thứ ba là: nếu xe thường xuyên chở nặng ở cốp sau cũng có thể làm thay đổi về mặt hình học của hệ thống treo, dẫn đến hiện tượng mòn lõm chéo trên mặt lốp.
Đây là dấu hiệu của góc nghiêng của bánh lái có vấn đề, khiến lốp nghiêng ra ngoài hoặc vào trong quá. Với trường hợp này, bạn cần cân chỉnh lại bánh xe.
Xem thêm: Tại sao việc cân chỉnh thước lái lại quan trọng?
Hệ thống treo, khớp nối và nhíp có vấn đề cũng có thể khiến lốp xe bị mòn vẹt một bên. Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khác, như: xe thường xuyên chở nặng, độ chụm bánh xe không chuẩn, và không thường xuyên đảo lốp.
Kiểm tra lốp xe thường xuyên để tránh những sự cố không may xảy ra khi đang di chuyển trên đường. Hãy đảm bảo một cách an toàn nhất cho tính mạng của bản thân và những người ngồi trên xe của bạn.
Công ty cổ phần thương mại Đình Cẩm
Trụ sở I
Địa chỉ: 275 Lê Duẫn - Phường Trung Đô - Tp Vinh - Nghệ An
Điện thoại:0238 383 0011 - Di động: 0913.272.671
Trụ sở II
Địa chỉ: 315 Lê Duẫn - Phường Trung Đô - Tp Vinh - Nghệ An
Điện thoại:0238 383 0011 - Di động: 0913.272.671